Tần số đáo ứng là gì? cách hiểu chính xác về tần số đáp ứng


Thông thường ở các thông số kỹ thuật của hãng loa nổi tiếng bạn sẽ đọc thấy tần số đáp ứng (Speaker Frequency Response). Vậy bạn có thắc mắc nó là gì không? Bạn có phân biệt được 1 loa có dải tần từ 20Hz-20kHz hay 1 loa có tần số đáp ứng 45Hz-17kHz là tốt hơn hay không? Sự thực là không đủ thông tin để so sánh. Chúng tôi xin giải thích dưới đây.

Tần số đáp ứng là gì?

Chúng ta luôn mong muốn loa có thể tái tạo chân thực âm thanh gốc, nói cách khác: bạn ghi âm 1 bản nhạc và muốn loa phát lại bản nhạc đó với âm sắc giống hệt, chỉ có âm lượng là lớn hơn. Nhưng tiếc thay không có 1 loa nào hiện nay làm được điều đó, âm thanh ra loa không tiếng trầm nhỏ hơn so với tiếng tép thì tiếng trung nhỏ hơn tiếng trầm v.v. Bởi thế mới sinh ra chuyện người ta nói loa này mạnh phần lời, loa kia mạnh bass/tép…


Giả sử bây giờ chúng ta nối 1 loa với 1 amply với công suất không thay đổi, và cho amply lần lượt phát ra các âm thanh có tần số từ 20Hz-20kHz. Khi đo công suất âm thanh do loa phát ra nếu ta thấy không đổi thì có thể nói loa đó là “phẳng” (hình B), nó đối xử với tất cả các âm thanh như nhau, không làm méo âm.

Tần số đáp ứng của loa trong thực tế

Ta thường thấy các loa có chỉ số “XHz-YkHz +/- 3dB”, tức là âm lượng không tăng/giảm quá 3dB quanh 1 trục trung tâm. Mức 3dB là 1 chuẩn áp dụng chung cho tất cả các loa, tăng giảm thêm 3dB là giới hạn mà tai người vẫn có thể phân biệt được người phát âm thanh gốc muốn nói cái gì.

Bây giờ ta thử xét hình C & D, liệu chất lượng của 2 loa có tương đương nhau nếu có biểu đồ tần số đáp ứng như hình? Không thì cái nào tốt hơn?

KHÔNG! Loa D sẽ cho âm thanh mịn màng tự nhiên hơn hẳn so với loa C. Kinh nghiệm cho thấy những biến đổi đột ngột trong âm sắc tạo ra sự mệt mỏi trong não bộ do cứ phải liên tục thay đổi những thói quen về giai điệu của bài hát đã nghe nhiều lần. Bởi thế mà người ta nói chuyện loa này nghe nhức đầu, còn loa khác thì không mặc dù mở âm lượng to như nhau.

Hãy thử nhìn tần số đáp ứng của dòng loa JBL KS bao gồm KS312, KS310 và KS308. Những loa này đều có khả năng đáp ứng cao ở phần bass và phần tép, còn phần trung thì thấp hơn (người ta gọi là loa mạnh phần nhạc, còn phần lời thì kém). Những soundman gọi đây là kiểu “nụ cười”, tuy nó không tái tạo được chân thực âm thanh nhưng hiểu đúng chất loa thì có thể phối ghép với những loa khác để tạo nên những âm thanh chất lượng. Nếu so sánh với các dòng loa chất lượng thấp thì ta cũng thấy sự lên xuống của biểu đồ là không quá đột ngột, và đó là 1 trong những tiêu chuẩn để thấy đẳng cấp của JBL so với các thương hiệu khác. Dân nghiệp dư cũng có thể dựa trên biểu đồ này mà tăng/giảm EQ với mục đích tạo ra 1 đường biểu đồ tần số đáp ứng “gần như thẳng”.

Bây giờ mời bạn nhìn qua biểu đồ tần số đáp ứng của dòng JBL Ki gồm Ki112 và Ki110. Hai loa này tái tạo mạnh giải âm trung cao (1kHz-5kHz) và rất mạnh một khoảng âm tép nhỏ (8kHz-11kHz) nên người ta thường nói những loa Ki mạnh phần lời, còn phần tép thường soundman dùng EQ cắt bớt đi bởi nó quá mất tự nhiên. Thường trong phòng karaoke người ta ghép 1 loa KS và 1 Ki với công suất tương đương để bổ trợ lẫn nhau.

Có 1 nhận xét là loa càng lớn thì biểu đồ tần số đáp ứng càng trồi sụt nhiều. Có lẽ đó là 1 trong những lý do mà tai nghe thường là chiếc loa hay nhất!

Tần số đáp ứng cho ta biết điều gì?

Miễn là ta quy ước với nhau giới hạn biên độ dao động của âm lượng trong khoảng +/-3dB thì ta có thể thấy rằng 1 loa có tần số đáp ứng 20Hz-20kHz sẽ phát ra âm bass và âm tép lớn hơn so với loa có tần số đáp ứng 45Hz-17kHz. Điều đó không nói lên loa nào hay hơn, nhưng ít nhất đó cũng là 1 tiêu chuẩn để bạn so sánh.

Tham khảo từ nguồn ecoustics.com