Hướng dẫn phân biệt loa Active và Loa Passive


Nhằm  giúp quý khách hàng có một sự lựa chọn loa chính xác nhất cho hệ thống âm thanh của mình, hà phát Audio xin được hướng dẫn quý khách cách  phân biệt Loa điện (loa Active) và loa thường (Loa  Passive) trên thị trường hiện nay.

Nhằm  giúp quý khách hàng có một sự lựa chọn loa chính xác nhất cho hệ thống âm thanh của mình, hà phát Audio xin được hướng dẫn quý khách cách  phân biệt Loa điện (loa Active) và loa thường (Loa  Passive) trên thị trường hiện nay.

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn về: khái niệm, cách cơ bản để phân biệt chúng và cuối cùng là ưu điểm và nhược điểm của 2 loại loa trên.

Hướng dẫn cách phân biệt Loa điện (loa Active) và loa thường (Loa  Passive) trên thị trường hiện nay

Khái niệm

Vậy loa Active là gì?

Loa Active  hay còn thường gọi là loa điện, là loa được tích hợp sẵn ampli ( công suất) bên trong, tức là loại loa chỉ cần cắm dây điện vào nguồn là có thể chạy được. (rất đơn giản phải không?).

Phần ampli bên trong thường được gắn liền bên trong theo loa theo kiểu 1 ampli chỉ chạy được cho 1 loa. Một số nhà sản xuất lại có phương pháp tối ưu hơn mà người địa phương ta gọi là “ mẹ bồng con” để giảm chi phí và phương thức lắp đặt được tiết kiệm hơn – tức  là nhà sản xuất sẽ chỉ đặt mạch công suất trong một loa chủ và từ loa này sẽ dẫn truyền bằng hệ thống dây dẫn nối đến các loa vệ tinh để đưa công suất vào các loa vệ tinh đó và thường vẫn được nhà sản xuất giới hạn một mức công suất nhất định cho mỗi hệ thống như vậy.

Vậy loa  Passive là gì?

Loa Passive  hay còn thường gọi là loa thường, là loa không tích hợp ampli ( công suất) bên trong, tức là đây là loại loa mà ta cần phải có thêm ampli (công suất) rời để kéo loa phát ra âm thanh. (Cũng khá là dễ hiểu đúng không các bạn?).

Ok xong phần khái niệm. Giờ chúng ta đến mục  phân biệt 2 loại loa này nhé!

Cách cơ bản để phân biệt

 Loa Active

Loa Active hay còn gọi là loa điện phía mặt sau thường có gắn một bảng điều khiển tại mặt sau với các núm hiệu chỉnh, cùng cổng cắm dây nguồn điện. (có loại dây nguồn điện  được gắn trực tiếp vào bảng điều khiển phía sau). Một số loa có tay cầm dạng kéo để tiện di chuyển.

Hình ảnh loa JBL Eon 615 dòng loa tiêu biểu cho Loa Active.

Loa  Passive

Loa Passive hay còn gọi loa thường mặt sau thường chỉ có cổng kết nối tín hiệu ra ampli hay công suất. Các loa này thường có rất nhiều điểm M6, M10 để có thể dễ dàng gắn trên tường, dàn. Hoặc ổ cực để gắn trên cọc loa, chân loa khi kết hợp với loa SUB.

Cổng kết nối bây giờ thường có dạng là jack neutrick với ký hiệu INPUT và LINK, ngoài ra cũng có loa được thiết kế với 2 cổng kết nối với ký hiệu  “-” và “+”.

Hình ảnh Dòng loa Martin BacklineX tiêu biểu cho dòng loa Passive.

Đặc điểm của 2 dòng loa điện (loa Active) và loa thường (Loa  Passive)

Loa Active

Ưu điểm:

Loa Active được tích hợp sẵn một hệ thống mạch công suất có sẵn trong loa lúc đó người sử dụng không phải tốn công đấu nối những dây dẫn từ loa tới các thiết bị kết nối (ampli), hoặc bảo quản ở ngoài điều kiện tự nhiên, qua đó sẽ tiết kiệm được không gian , dễ dàng vận chuyển và sử dụng khi được lắp đặt một cách có hệ thống. Các sản phẩm thuộc dòng loa Active thường được sử dụng phối kết hợp trong một số hệ thống âm thanh hoặc cho cá nhân những quý khách gét sự cồng kềnh.

Bên cạnh đó loa active sẽ là sự lựa chọn cho những nhà chơi âm thanh không chuyên khi không cần phải suy nghĩ phải lựa chọn công suất nào phù hợp cho hệ thống loa của mình và cũng tránh ảnh hưởng tới tình trạng hư hao công suất.

Nhược điểm:

Nhược điểm loa active là nằm ở cách kết nối hệ thống thường là mạch điện tử, nên khi có những vấn đề hư tổn nhỏ đối với người sử dụng không chuyên điện tử thì rất khó có thể xử lý sự cố, qua đó cách khắc phục sẽ trở nên cực kỳ phức tạp.

Giá tiền thường lớn hơn so với so với dòng loa passive.

Loa  Passive

Ưu điểm:

Loa Passive có cách vận hành  rất dễ dàng làm cho người điều khiển có thể quản lý được tất cả hệ thống tại một khu vực đã setup sẵn, qua đó sẽ dễ bảo quản thiết bị phát hiện nhanh chóng các sự cố có thể xảy ra khi vận hành hệ thống cũng như dễ dàng sửa chữa các thiết bị. Giá tiền của loa Passive thường nhỏ hơn so với so với dòng loa Active. Các sản phẩm thuộc dòng loa Passive thường được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống âm thanh lớn như: hệ thống âm thanh Karaoke, hệ thống âm thanh phòng hội nghị, hội thảo hội trường…

Nhược điểm:

Nhược điểm của dòng loa này là người sử dụng phải tính toán thật kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật của hệ thống loa, qua đó mới lựa chọn được hệ thống công suất ampli (công suất) phù hợp cho hệ thống loa của mình. Tức là phải có đội ngũ kỹ thuật viên Setup chuyên nghiệp  hiệu chỉnh mới có thể đạt được một hệ thống âm thanh chất lượng.

Nhằm tránh tình trạng nếu hệ thống công suất nhỏ hơn sẽ là hư hỏng hệ thống công suất , hoặc khi hệ thống công suất lớn hơn sẽ làm hại ngược lại hệ thống loa.