EQ trên hệ thống âm thanh là gì? hướng dẫn luyện nghe các dải tần trên EQ


Equalizer hay còn được gọi là EQ được rất nhiều người hiểu theo những cách khác nhau. Vậy thực tế EQ là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

EQ là gì?

EQ hay còn gọi là Equalizer chúng ta bàn ở đây là thiết bị dùng để thay đổi âm sắc (chứ không phải âm lượng) của hệ thống âm thanh, bằng cách nó tăng giảm độ lớn (âm lượng) của 1 dải tần nào đó trong khoảng 20Hz-20kHz.

Chúng ta cần tới EQ là bởi vì không có loa nào tái tạo chân thực âm thanh gốc mà nó tăng tần số này lên, giảm tần số kia xuống khiến âm thanh bị “méo”. Cộng thêm sự phản âm từ tường khiến âm thanh càng trở nên hỗn loạn. Khi đó ta sẽ dùng EQ để cố gắng đưa âm thanh về gần nhất so với âm thanh gốc.

Hơn thế nữa, EQ là 1 trong những thiết bị hữu hiệu để cắt rú rít-một điều rất hay gặp trong các hệ thống âm thanh. Thường rú/rít chỉ xảy ra với 1 vài dải tần số nào đó, và ta chỉ cần giảm gain của tần số đó đi là xong.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại EQ phổ biến là:

  • EQ kỹ thuật số với cách điều chỉnh rất linh hoạt được tích hợp trong các con vang số (như của Agasound DP 4000).

  • EQ analog với ưu điểm là âm thanh chân thực hơn so với âm thanh số vốn chỉ có các giá trị 0 hoặc 1.

Rèn luyện kỹ năng sử dụng EQ như thế nào?

Phân biệt được âm thanh đang ở dải tần nào là yêu cầu gần như bắt buộc đối với các soundman, khi phân biệt tốt 31 dải tần tức là bạn đã có 1 trình độ khá cao rồi. Để làm quen, đầu tiên bạn nên tải 31 file nhạc tương ứng với 31 dải tần đơn sắc mà chúng tôi cung cấp tại đây để nghe riêng rẽ từng dải tần cho dễ.

Lưu ý: âm thanh tần số cao trên 10kHz có thể làm hỏng thính giác của bạn, cần để volume ở mức nhỏ nhất rồi vặn to dần tới ngưỡng nghe được, và không nghe quá lâu.

Tiếp theo, thiết lập (setup) một hệ thống âm thanh với một microphone, EQ (tốt nhất là một EQ 1/3 octave), bộ khuếch đại (amplifier) và loa toàn giải (full-range) (nên có cả limiter để tránh khả năng thiệt hại cho hệ thống hoặc tai người nghe).

  • Mở 1 bản nhạc quen thuộc với bạn và có hòa âm của càng nhiều nhạc cụ càng tốt. Đặt tất cả các nút gạt ở vị trí giữa (gọi là flat và âm thanh đi qua EQ sẽ là nguyên bản như âm gốc). Boost/cut một trong những band tại từng thời điểm để nhận được sự thay đổi ý niệm về âm thanh của các bản nhạc mà bạn đã quen thuộc. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy được những thay đổi chung về chất lượng âm khi thay đổi các nút trên EQ.
  • Lập lại các thao tác trong 1 với các slider khác trên EQ. Cùng một lúc, kéo từng slider dần dần đến vị trí cut tối đa của nó, một lần nữa ghi nhận những thay đổi trong chất lượng âm.
  • Lập lại 1 và 2 ở trên, di chuyển các slider trong các nhóm: thí dụ, di chuyển hai, ba, bốn, năm slider cùng thời điểm cả hai chiều trong suốt toàn bộ âm phổ. Lưu ý những thay đổi trong chất lượng âm sắc.
  • Lập lại quá trình trên với EQ 2/3 octave, ½ octave hay 1/3 octave để thêm quen thuộc với những âm sắc chưa kiểm soát tốt.
  • Nếu có thể, xây dựng một thiết lập tương tự như trên với tiếng đơn ca, nhạc cụ trực tiếp phù hợp với EQ, ghi nhận những thay đổi trong chất lượng âm sắc trong những slider khác nhau hay các nhóm slider được boost hay cut.
  • Cuối cùng, nếu có thể, làm tương tự như trên với một giọng nói hay nhạc cụ mix với một chương trình thu âm lại. Thay đổi EQ của giọng nói (vocal) hay nhạc cụ như trên, so với phần còn lại của âm sắc.