Cách ghép nối amply phù hợp với loa


Hà Phát Audio xin giới thiệu các bạn cách ghép nối amply phù hợp với loa. Để lựa chọn loa và amply phù hợp các bạn cần chú ý các điểm sau:

Công suất

Để lựa chọn cho phù hợp thì chúng ta cần chọn Amply có công suất lớn hơn gấp 2 lần công suất trung bình của dàn loa. Ví dụ công suất trung bình của Loa là 100W thì chúng ta cần chọn Amply có công suất 200W.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết công suất thực của Amply có đúng như giá trị mà nó được ghi ở mục thông số kỹ thuật hay không thì có thể kiểm tra theo cách sau:

Công suất ra thực sự của một ampli – RMS (Root Mean Squared) đuợc tính bằng điện áp trên tải loa nhân với dòng điện qua tải loa đó, ví dụ như trên hai đầu của một chiếc loa 8 ohm có điện áp xoay chiều 8V và dòng qua tải là 1A thì công suất thật sẽ là 8W. Trong thực tế, để biết công suất thật ở một mức volume nào đó, ta có thể làm như sau: dùng một voltmetre xoay chiều đo trực tiếp điện áp trên hai đầu cực của loa khi máy đang chạy và áp dụng công thức:

Công suất thật = U2/R
Trong đó: U là điện áp, R là trở kháng loa.

Tất nhiên phép đo này có sai số lớn vì tín hiệu âm thanh luôn luôn thay đổi nên chỉ có tác dụng tham khảo. Muốn có giá trị chính xác, bạn cần có những thiết bị phức tạp hơn như: Máy tạo sóng âm tần, voltmetre điện tử, điện trở mẫu.

Việc chọn lựa như trên sẽ đảm bảo được chất lượng của dàn âm thanh nhà bạn. Nếu như không đảm bảo được giá trị trung bình của công suất giữa Loa và Amply sẽ gây ra hiện tượng méo tiếng hay thậm chí là cháy Loa. Cần phải có sự cân bằng nhất định để không có hậu quả đáng tiếc nào xảy ra gây thiệt hại về tiền bạc.

Khi mà công suất giữa Loa và Amply không có sự cân bằng nhất định thì xuất hiện những biến cố không mong muốn. Công suất Amply quá yếu thì tín hiệu truyền đi cực kì kém khiến âm thanh mà bạn nghe được sẽ rất méo mó, đòi hỏi phải cần có một công suất đủ lớn mới có thể đáp ứng cho phòng hát của bạn. Nó khiến cho màng loa rất dễ cháy nếu Amply chỉ gửi dòng điện một chiều vào loa khiến cho màng loa cứ mãi giãn không co lại được.

Độ nhạy

Loa có độ nhạy càng cao thì chỉ cần Amply có công suất nhỏ. Ngược lại những loại loa có trở kháng thấp khoảng 4 Ohm, độ nhạy dưới 90 dB cần Amply có công suất lớn, dòng ra lớn (thường là loại nhiều sò công suất lắp song song).

Thông số về độ nhạy của loa sẽ cho ta biết công suất tối thiểu của tăng âm để phối ghép với loa. Thông thường độ nhạy càng cao thì công suất của ampli càng thấp. Cứ giảm SPL một mức là 3 dB thì cần công suất Ampli gấp đôi. Nếu như chỉ 1 W cũng đủ để đạt mức âm lượng tương đối lớn với loa có độ nhạy 95 dB thì cần phải có Amply đạt công suất tối thiểu là 8 W để kéo loa 86 dB. Dựa vào đó bạn có thể tự tìm ra câu trả lời loa có độ nhạy thế nào là phù hợp, khi bạn đã biết công suất hiệu dụng của Amply.

Hiệu suất amply

Amply class A: Có hiệu suất vào khoảng 15% – 20%, tức là tiêu thụ 100W điện chỉ đưa ra công suất ra loa tối đa là 20W, 80% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất nóng. Bù lại class A có độ méo cực nhỏ và âm thanh tự nhiên nhất.

Amply class B: Có hiệu suất vào khoảng 70 – 80%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa 80W, 20% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất mát. Nhưng class B có độ méo lớn và âm thanh không hay nên ít được dùng trong các mạch audio cao cấp.

Amply class AB: Có hiệu suất vào khoảng 45 – 60%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa được 60W. Class AB là chế độ trung gian giữa class A và class B, công suất ra lớn hơn class A và độ méo nhỏ hơn class B. Class AB hiện được dùng trong hầu hết các Amply bán trên thị trường.

Trở kháng phù hợp

Trở kháng có vai trò quan trọng như công suất vậy! Tổng công suất của Amply cần phải lớn gấp 2 lần của Loa thì tổng trở kháng của Loa lại cần phải lớn hơn trở kháng của Amply. Nếu đấu nối loa trở kháng thấp với amply trở kháng cao thì amply sẽ bị cháy.

Ngoài ra, nếu loa và âm ly có trở kháng cao thì ít bị suy giảm tín hiệu khi truyền đi xa. Do đó những loa 2 hoặc 4 Ohm chỉ phù hợp với loa nghe nhạc.

Trong lĩnh vực âm thanh, việc phối hợp trở kháng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chẳng hạn, trở kháng đầu ra của Amply phải phù hợp với trở kháng đầu vào của Amply. Tóm lại, bạn cần chú ý rằng trở kháng ra của một thiết bị phải có tính tương thích với trở kháng vào của thiết bị đứng sau nó.

Trở kháng đầu ra còn tùy thuộc vào việc bạn ghép nối loa như thế nào:

Ghép nối tiếp thì trở kháng được tính bằng tổng trở kháng các loa
Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 + … + Rn

Ghép nối song song
Tổng trở 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 + … 1/Rn

Tổng trở kháng của loa không nên thấp hơn trở kháng ngõ ra của Amply để tránh tình trạng quá tải làm hỏng tầng công suất của Amply( chết sò công suất, sò đệm, tầng kích đệm..)

Gọi Rn là trở kháng của Amply( hay trở kháng của nguồn), Rt là trở kháng của loa (hay trở kháng của tải), E là nguồn lý tưởng:
Dòng I = E/R = E/( Rn+Rt)
Công suất tiêu thụ trên loa( tải) : Pt = I.Ut = I.I.Rt = E^2 *Rt/(Rn + Rt)^2
Pt lớn nhất khi Rn = Rt

Như vậy việc lựa chọn làm sao cho trở kháng Amply bằng trở kháng của loa sẽ đạt được công suất trên loa (tải) lớn nhất mà vẫn an toàn cho dàn âm thanh của bạn.

Những lưu ý khác

Khi kết hợp Amply vầ loa siêu trầm, bạn cần phải chú ý tới hai thông số quan trọng là đáp tuyến tần số và thông số  kiểm soát âm trầm (giảm xóc và chống rung). Hơn nữa, thông số tối thiểu của Amply dùng cho loại loa này là 20Hz đối với tần số, còn thông số kiểm soát âm trần thì từ 400 trở nên, những thông số này càng cao thì âm lượng đạt được càng trầm… Điều này sẽ giúp bạn đạt được chất lượng âm thanh chuẩn với loa trầm.