Hướng dẫn toàn tập cách vệ sinh loa và micro


Trong việc bảo quản dàn âm thanh karaoke thì việc vệ sinh thiết bị âm thanh luôn là một cách thức tối quan trọng làm tăng tuổi thọ và gìn giữ độ bền của các sản phẩm âm thanh. Việc vệ sinh các thiết bị thực sự sẽ rất dễ dàng nếu bạn làm đúng cách. Rất hiểu những yêu cầu của các khách hàng khi đến công ty, hôm nay Hà Phát Audio xin giới thiệu cách vệ sinh loa và micro đúng cách.

Trong việc bảo quản dàn âm thanh karaoke thì việc vệ sinh thiết bị âm thanh luôn là một cách thức tối quan trọng làm tăng tuổi thọ và gìn giữ độ bền của các sản phẩm âm thanh. Việc vệ sinh các thiết bị thực sự sẽ rất dễ dàng nếu bạn làm đúng cách. Rất hiểu những yêu cầu của các khách hàng khi đến công ty, hôm nay Hà Phát Audio xin giới thiệu hướng dẫn toàn tập cách vệ sinh loa và micro

Hướng dẫn toàn tập cách vệ sinh loa và micro

Để vệ sinh loa đúng cách việc đầu tiên bạn cần làm là ngắt nguồn điện của dàn âm thanh cũng như rút các dây dẫn kết nối trước khi thực hiện vệ sinh. Việc làm này giúp bạn ngăn ngừa những sự cố đáng tiếc về điện có thể  xảy ra cũng như giúp việc vệ sinh loa của bạn được dễ dàng hơn.

Cụ thể trước khi vệ sinh, nếu là các loại loa có nguồn điện kết hợp bên trong như một số loa di động, loa vi tính… cần rút dây cắm ra khỏi nguồn cắm điện, còn nếu là các loa karaoke dạng treo bình thường kết hợp với ampli hoặc công suất… cần tắt nguồn công suất hoặc âm ly, sau đó tháo các dây giắc kết nối một cách có trình tự (tốt nhất nếu không nhớ bạn nên đánh số vào dây giắc để tiện đấu nối lắp đặt lại sau khi vệ sinh) sau đó mới bắt đầu vệ sinh loa.

Bắt đầu vệ sinh loa chúng ta làm theo các bước sau:

Bước 1: Tháo ê căng (màn chắn) ra khỏi loa, sau đó vệ sinh sạch sẽ bằng cách dùng chổi lông quét nhẹ cho sạch bụi hoặc dùng máy hút bụi cầm tay để hút bụi, sau đó để sang một bên để lát lắp vào loa

Lưu ý, với một số loại loa bạn có thể dùng khăn ướt hoặc xịt nước trực tiếp vào màng chắn để lau chùi nhưng sau đó  không được lắp lại ngay, như vậy sẽ làm cho màng chắn bị ẩm ướt dễ ảnh hưởng đến màng loa, nếu bạn sử dụng khăn ướt hoặc xịt nước trực tiếp cần sấy hoặc để khô ráo sau đó mới lắp lại vào loa.

Bước 2: Vệ sinh màng loa (đối với bass hoặc loa trung), kèn (đối với loa tép), chúng ta dùng chổi lông quét nhẹ cho sạch bụi hoặc dùng vải mềm khô lau bụi trên màng loa. Đặc biệt không sử dụng khăn ướt hay xịt nước trực tiếp để rửa màng loa có thể dẫn tới hỏng màng loa (bởi có một số màng loa làm bằng giấy cao cấp, bạn sịt nước hay để nước bám vào thì tương đương là bạn sẽ phải thay màng hoặc mua loa mới).

Vậy có nên tháo tép hoặc bass ra để vệ sinh không, chúng tôi khuyên bạn không nên nhé, bởi khi bạn tép và bass nếu không có kinh nghiệm có thể dẫn tới đứt dây kết nối hoặc trục trặc không đáng có, ngoài ra một số loại bass và tép đã được cố định và chỉ có các nhân viên kỹ thuật của nhà hãng mới có thể mở mà không ảnh hưởng tới chất lượng của loa.

Với một số vết xước lớp sơn trên loa bạn có thể xử lý bằng cách sơn một lớp sơn cùng màu với thùng loa vào vết xước đó

Bước 3: Dùng tăm bông và khăn mềm khô lau các cổng kết nối trên mặt sau của loa và các đầu dây giắc kết nối (các cổng NL4 và giắc neutrick speakon). Ngoài ra các bạn cũng có thể dùng cây cọ mềm hoặc dùng bóng thổi xịt cho sạch bụi bám vào khe.

Bước 4: Lắp lại toàn bộ hệ thống loa lại hoàn chỉnh như trước,  chú ý ê căng cần phải khô và đấu nối dây đúng theo kết nối trước đó. vậy là loa của bạn đã vệ sinh xong, sử dụng chúng như mới nào!

Hướng dẫn vệ sinh micro đúng cách

Kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur TP HCM mới đây phát hiện thấy, có 41.000 con nấm men trên một mẫu micro. Hai mẫu còn lại cũng phát hiện thấy sự hiện diện dày đặc của vi khuẩn. Bởi vậy bạn nên vệ sinh tay cầm micro, tránh đặt micro gần ngay sát miệng khi hát ( khoảng cách tốt nhất từ micro đến miệng trong khoảng 20 cm).Để vệ sinh micro đúng cách chúng ta làm theo các bước sau:

  • Đối với tay mic, lưu ý đây là phần có tiếp xúc gần với miệng bạn nhất bởi vậy cần chú ý thường xuyên vệ sinh một cách sạch sẽ, một số tay mic không dây có thể lau bằng cồn 70 đến 90 độ tránh hiện tượng rỉ sét cũng như sát trùng.
  • Đối với chụp mic bằng kim loại, thường xuyên tháo ra rửa sạch sẽ, sau đó phơi hoặc sấy khô rồi mới lắp lại vào tay mic. vệ sinh nhẹ miếng vải mút bên trong bằng bằng cách lau nhẹ bằng vải khô để tránh ảnh hưởng tới chất lượng vải mút -> gây ảnh hưởng đến chất lượng thu âm.
  • Đối với đầu thu micro không dây Bạn có thể lấy khăn mềm lau qua lớp bụi bám xung quanh đầu thu. Đối với các khe cắm, dùng cây cọ mềm hoặc dùng bóng thổi xịt cho sạch bụi bám vào khe.

Trên đây là những hướng dẫn vệ sinh loa và micro chi tiết nhất, mong rằng bạn có thể sử dụng và bảo quản dàn âm thanh một cách hoàn hảo nhất. Truy cập ngay hỗ trợ kỹ thuật của Hà Phát Audio để nhận các thông tin hướng dẫn  về âm thanh bổ ích nhất.Bước 3: Vệ sinh thùng loa đơn giản bằng cách các bạn sử dụng khăn khô hoặc hơi ẩm để lau bên ngoài thùng loa, đối với các thùng loa cao cấp, sần sùi nhưng trơn như Martin BlacklineX12, Martin BlacklineX15 việc này khá dễ dàng, nhưng với các thùng loa sần sùi nhưng bề mặt không trơn như Agasound AE 712 các bạn có thể sử dụng một chút nước xịt lau kính phun vào vết bẩn trên mặt ngoài thùng loa,  sau đó lau sạch bằng vải khô.