Vì sao loa cháy


Thật đáng buồn nếu bạn vừa mới cắn răng đầu tư 1 trong 5 bộ dàn âm thanh hay nhất về nhà chơi thì nó bị cháy ngay lần bật đầu tiên! Tiếc là đó lại là điều không hiếm gặp với những người mới tập chơi âm thanh. Vậy mời bạn trang bị chút kiến thức cho mình trước khi cắm nguồn điện vào dàn âm thanh nhé. Dưới đây là những nguyên nhân chính dễ dẫn tới cháy loa.

Các nguyên nhân có thể khiến loa bị cháy

Micro bị hú/rít

Khi tiếng hú xảy ra tức là loa đang hoạt động với công suất tối đa của nó, điều đó khiến cho côn loa sinh nhiệt cực mạnh và không thể tản ra môi trường xung quanh kịp thời, và cháy! Mời bạn tham khảo thêm nguyên nhân và cách khắc phục hú/rít

Công suất loa không đủ cho nhu cầu của bạn

Thông thường, loa có 3 chỉ số Continuous/Program/Peak. Continuous là công suất bình thường, loa có thể chạy liên tục không nghỉ ở công suất này, và tốt nhất là để loa chạy đúng công suất này chứ không nên nhỏ quá bởi sẽ không thể hiện được đúng “chất” của loa, tiếng sẽ đục/”ù ì”/không sắc nét. Program là công suất danh định, loa được phép hoạt động trong thời gian không dài (1 vài bài hát). Peak là công suất mà loa sẽ bị cháy ngay sau khi hoạt động ở công suất này 1 thời gian ngắn (3-10s).
Nhiều nhà sản xuất mập mờ giữa 3 loại công suất này khiến khách hàng bị nhầm lẫn. Và thực tế là bạn nên (chỉ được phép) mở loa ở công suất Continuous mà thôi. (Những hãng loa nổi tiếng như Agasound ghi rất rõ các thông số này.)

Lạm dụng EQ quá mức

Ví dụ bạn nâng tiếng tép lên tận 12dB, nhưng lại giảm tiếng bass thì toàn bộ hệ thống vẫn không đủ âm lượng bạn cần, nhưng loa tép lại bị quá tải dẫn tới cháy.
Thông thường, mục đích của EQ là để cắt bớt tần số dư, chứ không phải tăng tần số bị thiếu. Nếu muốn tiếng tép lớn hơn thì hãy giảm tiếng trầm và ngược lại. Nếu muốn tăng âm lượng bộ dàn thì hãy tăng công suất amply (hoặc cục đẩy công suất)

Compressors/Limiters được sử dụng không chính xác

Mặc dù Compressors/Limiters dùng để bảo vệ loa của bạn nhưng nếu bạn sử dụng không đúng chức năng thì nó cũng có thể gây hại tới loa của bạn.

Có tiếng bật mở quá lớn

Hãy tuân thủ nguyên tắc mở amply (hoặc cục đẩy công suất) sau cùng trong hệ thống âm thanh và tắt nó đầu tiên để tránh tiếng “bụp” rất lớn trong lúc khởi động. Có 1 thiết bị hỗ trợ rất tốt việc này đó là các bộ quản lý nguồn (Misound SP 108 hoặc Misound 1018P), chúng sẽ bật từng thiết bị một cách nhau 1 giây.
Ngoài ra, hãy hết sức tránh việc rút các dây rắc trong khi hệ thống âm thanh vẫn đang bật, tránh để rơi micro…

Quản lý nguồn Misound SP 108

Tránh mở hết cỡ tín hiệu tiền khuếch đại

Đừng bao giờ mở volume micro, các bộ effect, EQ hết cỡ. Bởi khi đó tín hiệu dễ dàng bị méo và khi đó dù công suất ra loa không quá tải nhưng loa vẫn bị cháy. Cần để Gain của các thiết bị này ở mức trung bình thôi.

Đấu loa đúng cực âm/dương

Khi nối dây từ ampli ra loa nhớ chú ý đến ” cộng – trừ ” ( mas – b+ ) phải cho đúng, để có âm thanh hay và loa được bền. Nếu nối đúng, loa sẽ thục vào khi hoạt động, âm nghe trầm, ấm dễ chịu, nối sai loa sẽ ” thục ra” âm nghe chát, ít bass khó chịu và…mau hư.

Amply hoặc đẩy công suất, không đủ công suất kéo

Hãy chọn amply sao cho khi hoạt động ở 60-70% công suất thì đạt tới công suất Continuous của loa. Nếu Amply thiếu công suất thì dễ dẫn tới méo tiếng (distortion) và sẽ cháy loa dù loa chưa đạt tới công suất cực đại của nó.

Tiếp tục sử dụng loa đã bị hỏng

Bạn nghĩ sao khi bị hắt hơi sổ mũi mà vẫn tiếp tục tắm mưa? Nếu loa bị rách gân mà bạn tiếp tục dùng nó thì côn loa sẽ dễ cọ vào thành nam châm dẫn tới cháy côn. Nếu bạn nghe tiếng rè hay âm thanh lúc nhỏ lúc to thì tốt nhất hãy kiểm tra lại loa trước khi sử dụng tiếp!