Có bao giờ các bạn tự hỏi trong thời buổi công nghệ âm thanh phát triển như hiện nay, một hệ thống âm thanh sẽ gồm những thiết bị gì và đấu nối chúng như thế nào không?
Để giải đáp cho thắc mắc đó. Hôm nay Hà Phát Audio xin giới thiệu với các bạn một hệ thống âm thanh cơ bản và chi tiết cách đấu nối chúng.
PHẦN 1: MỘT HỆ THỐNG ÂM THANH CƠ BẢN.
Một hệ thống âm thanh cơ bản như hiện nay sẽ gồm:
SOURCE => PROCESSOR=> POWER=> SPEAKER
NGUỒN PHÁT=>BỘ XỬ LÝ=>BỘ KHUẾCH ĐẠI=>LOA
- SOURCE: Là nguồn phát âm, cụ thể ở đây sẽ là các thiết bị như micro hoặc đầu máy.
- PROCESSOR: Là bộ xử lý sẽ bao gồm các thiết bị như: mixer( bộ phận hòa trộn tiếng mic và nhạc), compressor( bộ phận nén tín hiệu), crossover ( bộ phận xử lí phân cắt tần số), limiter( đặt giới hạn âm lượng), effect( bộ phận tạo tiếng vang), feedback(cắt giảm tiếng hú). Thường ở đây sẽ có 2 loại cơ bản, với những người mới tập chơi sẽ dùng mixer analog (mixer cơ) và mixer digital (mixer số hay vang số) cho người chơi chuyên nghiệp. Ưu điểm thì mixer analog dễ sử dụng hơn, nhược điểm là các bộ phận xử lí bên trong còn hạn chế và xử lí ở mức độ tương đối, chưa có tính năng chống hú (feedback). Các bạn có thể tham khảo mixer analog. Ở mức độ chuyên nghiệp thì các bạn có thể tham khảo mixer digital với đầy đủ tính năng của một PROCESSOR. Ưu điểm của mixer digital là kết hợp được nhiều bộ xử lý trong cùng 1 thiết bị, xử lý chính xác từng dữ liệu, nhược điểm là hơi khó sử dụng với người mới, ở đây chúng tôi có hướng dẫn sử dụng để các bạn tham khảo.
- POWER: Là bộ khuếch đại công suất, ở đây có thể sử dụng ampli với loa công suất nhỏ và cục đẩy với loa công suất lớn.
- SPEAKER: Loa ở đây sẽ dùng loa công suất nhỏ với ampli và loa công suất lớn với cục đẩy.
PHẦN 2: DÂY JACK VÀ CÁCH ĐẤU NỐI.
Chúng ta sẽ đi lần lượt theo sơ đồ của 1 hệ thống âm thanh.
- Đầu tiên sẽ là kết nối từ nguồn phát tới bộ xử lý. Cụ thể ở đây là từ micro tới ampli hoặc vang số.
- Đối với micro có dây ta dùng jack 6 ly và jack cài khóa đỏ để kết nối.
- Đối với micro không dây ta sẽ dùng dây 2 đầu 6 ly (dây này sẽ kèm theo trong bộ micro) để kết nối.
- Đối với đầu máy ta dùng dây AV-AV ( hay còn gọi là AV hoa sen) hoặc dây quang audio để kết nối tới bộ xử lý. Xét về ưu nhược điểm thì dây av phổ thông hơn dùng trong hầu hết các thiết bị về âm thanh, nhưng nhược điểm là dễ bị nhiễu tín hiệu do ảnh hưởng từ bên ngoài nếu dây không có lớp bọc chống nhiễu tốt. Còn về dây quang ưu điểm không bị nhiễu từ, ít tiêu hao tín hiệu do là sợi thủy tinh. Tốc độ truyền tải tín hiệu bằng tốc độ ánh sáng, nhanh hơn so với dây av. Tránh được rủi ro do hiện tượng xung điện cháy chập lan từ đầu máy sang bộ xử lý hoặc ngược lại. Nhược điểm thì còn ít thiết bị hỗ trợ cổng quang (optical) nên việc sử dụng dây quang bị hạn chế.
Tiếp theo là kết nối từ bộ xử lý tới bộ khuếch đại công suất.
Ở đây mình cần phân biệt một chút nữa về bộ khuếch đại công suất. Bộ khuếch đại công suất nhỏ có tích hợp mixer thì chúng ta thường gọi là amply, bộ khuếch đại công suất lớn không tích hợp mixer chúng ta thường gọi là cục đẩy. Đối với amply đã tích hợp mixer thì ta bỏ qua bước kết nối này. Đối với cục đẩy thường ta sẽ sử dụng dây công suất ( 1 đầu là jack canon đực 1 đầu là jack canon cái ) để kết nối tới mixer digital. Hoặc dây AV canon đực để kết nối từ mixer analog tới cục đẩy.
Cuối cùng là kết nối từ bộ khuếch đại tới loa.
Với những loa và cục đẩy dùng chân jack vặn ốc thì các bạn đấu nối bình thường ( chú ý về cực dương và cực âm, đấu ngược tuy loa vẫn có tiếng nhưng tiếng trầm sẽ không chuẩn )
Với đa số loa và cục đẩy hiện nay sẽ dùng jack Newtrick để kết nối. Ở đây các bạn cần chú ý tới phần input của loa và output của cục đẩy sẽ là 1+1- hoặc 2+2- để nối cho đúng.
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các bạn phần nào.